Chúng ta có thể thấy, trong tiếng Việt, cùng một ý nghĩa nhưng lại được thể hiện bằng nhiều ngôn từ khác nhau. Và ngược lại, một từ ngữ cũng có thể mang nhiều hàm ý tiêu cực lẫn tích cực, tùy thuộc vào hoàn cảnh sử dụng. Trong đó, “lụm” cũng là một từ như thế. Vậy lụm là gì? Từ này bắt nguồn từ đâu, được dùng như thế nào?

Lụm là gì?
Sự đa dạng của tiếng Việt là điều không ai có thể chối cãi. Các ngôn từ xuất hiện trong nhiều ngữ cảnh với nhiều ý nghĩa khác nhau. “Lụm” cũng là một từ mang cả nghĩa tích cực và tiêu cực, tùy thuộc vào ngữ cảnh mà bạn sử dụng. Vậy lụm là gì?
Lụm là gì: Một từ lóng địa phương Nam Bộ
Theo đó, “lụm” là một dạng từ lóng của tiếng Việt, thường được sử dụng phổ biến với các nghĩa như sau:
- Nhặt, lấy: Một nghĩa chỉ hành động nhặt được thứ gì đó. Ví dụ: “Mình vừa lụm được 500k ở đằng kia.”
- Chớp lấy thời cơ, cơ hội: Mang nghĩa bóng, ám chỉ việc cần phải nhanh chóng tận dụng một cơ hội tốt. Ví dụ: “Có đồ miễn phí kìa, lụm lẹ đi.”
- Bị hạ gục, bị bắt: Thường sử dụng trong những tình huống mang tính giang hồ, khi đang chơi game hoặc cảnh sát đi bắt tội phạm. Ví dụ: “Thằng kia vừa bị công an lụm rồi.”
Nhìn chung, tùy thuộc vào ngữ cảnh sử dụng mà từ “lụm” có thể mang ý nghĩa tiêu cực hoặc tích cực.
Từ “lụm” bắt nguồn từ đâu?
Theo tìm hiểu, từ “lụm” này bắt nguồn từ phương ngữ của người dân Nam Bộ Việt Nam, thường phổ biến hơn ở khu vực miền Nam và miền Tây. Đây được xem là một từ có tính khẩu ngữ và không được sử dụng nhiều trong các dạng văn bản viết chính thống.
Từ “lụm” chính là một dạng biến thể khác khi phát âm của từ “lượm”, có nghĩa nhặt hoặc lấy một vật bất kỳ. Ở một vài địa phương miền Nam. Người dân có xu hướng phát âm từ này một cách nhẹ nhàng hơn, khiến từ “lượm” biến đổi sang thành “lụm”.
Qua một thời gian thay đổi, “lụm” không đơn thuần chỉ mang nghĩa nhặt, lấy mà còn được mở rộng hơn với nghĩa bóng là “chớp lấy thời cơ”, “bắt giữ” hoặc “hạ gục”,…

Cách phát âm từ “lụm” có phần ngắn gọn và dễ nói hơn so với từ “lượm”, nhất là đối với khẩu ngữ của người miền Nam. Dạo gần đây, từ này xuất hiện nhiều hơn trong văn hóa đại chúng, nhất là khi chơi game, đóng phim, mạng xã hội,… và khiến từ này trở thành một cụm từ lóng quen thuộc đối với người dân trên cả nước.
Những lưu ý khi sử dụng từ “lụm”
Mặc dù đã tìm hiểu ý nghĩa của từ lụm là gì, thế nhưng bạn cũng cần lưu ý thêm những điểm sau để tránh khiến người khác hiểu lầm hoặc vô tình sử dụng từ không đúng tình huống:
- Phù hợp với ngữ cảnh: Như đã nói, đây là từ mang tính khẩu ngữ, không phù hợp để sử dụng trong các dạng văn bản mang tính trang trọng hoặc những cuộc trò chuyện có nghiêm túc, môi trường công việc,…
- Cần cẩn thận vì nghĩa bóng: Lụm vừa mang nghĩa tích cực (nhặt lấy hoặc chớp lấy thời cơ), nhưng đồng thời cũng có nghĩa tiêu cực (bị bắt hoặc bị hạ gục). Vì vậy, nếu không hiểu rõ bối cảnh của câu chuyện, bạn không nên sử dụng ngôn từ một cách bừa bãi để tránh gây hiểu lầm.
- Không sử dụng trong các văn bản chính thức mang tính học thuật, báo chí hoặc các dạng văn bản hành chính. Thay vào đó, bạn nên sử dụng các cụm từ thay thế có ý nghĩa trang trọng hơn như “nhặt, thu thấp, bắt giữ,…” tùy theo ngữ cảnh.
- Sử dụng nhiều trên các nền tảng mạng xã hội: Từ lụm thường phổ biến trong các meme, comment có tình giải trí, vui vẻ.
- Chỉ nên sử dụng khi nói chuyện với bạn bè, đồng nghiệp thân thiết, trong những cuộc trò chuyện vui vẻ và hài hước.

Mặc dù mang ý nghĩa thú vị vui vẻ, thế nhưng, bạn cần chú ý khi sử dụng để tránh khiến người khác hiểu nhầm. Vì vậy, khi đã hiểu được lụm là gì, bạn nên cẩn thận hơn và cân nhắc khi sử dụng. Hy vọng, những thông tin trên sẽ giúp bạn hiểu và biết được thêm nhiều ý nghĩa đặc biệt của các từ ngữ Tiếng Việt.